ThethaoTV gửi đến quý độc giả kiến thức về bẫy việt vị là gì trong bóng đá. Đây là một trong những khía cạnh tạo ra các pha bóng cảm xúc nhất làng túc cầu thế giới.
Bẫy việt vị là gì?
Xét theo luật việt vị và các vị trí đứng được cho là phạm luật việt vị, bẫy việt vị được giăng ra khi hàng phòng ngự của đội phòng thủ chủ động đồng thời dâng cao cùng lúc, để cầu thủ tấn công của đối phương bị động đặt vào tình huống đứng phạm luật.

Bẫy việt vị là con dao hai lưỡi. Bởi lẽ trong khoảnh khắc hàng phòng ngự đội phòng thủ quyết định giăng bẫy, chỉ cần một nhân tố chậm hơn hoặc đứng sai vị trí so với các cầu thủ phòng ngự còn lại, bẫy lỗi việt vị sẽ không thành công. Hiển nhiên, khi ấy khung thành của đội phòng thủ càng bị đặt vào tình huống báo động.
Phá bẫy việt vị là gì?
Bẫy việt vị là một nghệ thuật và phá bẫy này thậm chí càng có tính nghệ thuật cao hơn. Bởi lẽ không chỉ đòi hỏi kỹ năng về tốc độ và sự nhạy bén, cầu thủ phá bẫy thường là người có óc quan sát, phán đoán để khi tình huống bóng chưa diễn ra, kế hoạch phá bẫy đã ngay lập tức được thiết lập.

Phá bẫy lỗi việt vị thành công là khi cầu thủ tấn công đứng trước hậu vệ đội phòng ngự so với đường biên ngang (gần đội phòng ngự nhất). Ngay khi đồng đội bắt đầu chuyền bóng, cầu thủ tiền đạo này dùng tốc độ, vượt qua hàng phòng ngự của đối phương để nhận bóng, sau đó thực hiện tình huống dứt điểm.
Cách phá bẫy việt vị
- Cách 1: Trường hợp cầu thủ tấn công đứng trước hậu vệ đối phương so với đường biên ngang: Trước khi đồng đội chuyền bóng, cầu thủ chủ ý phá bẫy phải quan sát nhanh để khi đồng đội vừa thực hiện pha chuyền bóng, cầu thủ này ngay lập tức di chuyển thật nhanh, vượt qua hậu vệ đối phương sau đó nhận bóng và dứt điểm.
- Cách 2: Trường hợp cầu thủ tấn công nhận bản thân đã việt vị, nhưng đồng đội vẫn thực hiện đường chuyền ở cự ly gần, lúc này cầu thủ tấn công đó không nhận bóng, không có yếu tố tham gia vào pha bóng và ra hiệu cho đồng đội đã chuyền trái bóng sẽ tiếp tục chạy xuống, nhận bóng và thực hiện các pha dứt điểm một cách bất ngờ.
Ai là vua phá bẫy việt vị?

Gần như mọi cổ động viên yêu trái bóng tròn giai đoạn cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 đều biết đến Filippo Inzaghi là vua phá bẫy việt vị. Hay nói cách khác, bình luận viên và giới truyền thông thường ví cựu danh thủ người Ý với biệt danh “kẻ cắp trứng vàng”.
Điều khiến Inzaghi khác biệt rất lớn so với các tiền đạo tên tuổi còn lại của làng túc cầu thế giới chính ở bản năng săn bàn sát thủ, sự nhạy bén, phẩm chất tinh tế giữa những lần ghi bàn với lằn ranh của 2 khái niệm “việt vị” – “không việt vị”.
Rất nhiều bàn thắng được Filippo Inzaghi ghi dựa vào khả năng thi đấu rình tập “cáo già”, bền bỉ và luôn là sự chuẩn bị cho những pha tấn công chớp nhoáng. Có thể Inzaghi sẽ nhiều lần rơi vào thế việt vị nhưng chỉ 1 lần bẫy của đối phương không thành công, cựu chân sút sinh năm 1973 sẽ trừng phạt họ.
Thủ môn bẫy việt vị ra sao?
Những gì Kepa Arrizabalaga từng làm trong trận đấu giữa Chelsea vs Tottenham Hotspur đã thể hiện rõ nét nhất ví dụ về thủ môn bẫy việt vị trong bóng đá.
Cụ thể, trong một tình huống Spurs có cơ hội tấn công áp sát vòng 16m50 của The Blues, sau đường chuyền bất cẩn của Kepa, thủ môn người Tây Ban Nha đã chủ động dâng lên khép góc sút của Lucas Moura, đồng thời kéo dài thời gian để hậu vệ Antonio Rudiger kịp lùi về khung thành đội nhà.

Khi Kepa dâng lên, thủ thành của Chelsea không chỉ khép góc sút của Moura, buộc tiền vệ này phải chuyền cho Harry Kane mà qua đó, khiến số 10 của Spurs cũng đứng vào vị trí phạm lỗi việt vị. Trong tình huống này, Rudiger đóng vai trò là cầu thủ phòng ngự cuối cùng. Nếu Kepa cũng lui về, Kane chắc chắn không việt vị.
Như vậy, sự nhanh trí của Kepa đã cứu Chelsea thoát khỏi bàn thua trông thấy.
Trên đây là những thông tin và kiến thức về phá bẫy việt vị trong bóng đá được ThethaoTV tổng hợp gửi đến quý độc giả. Theo dõi Thethao TV mỗi ngày để cập nhật những thông tin về bóng đá và soi kèo Ngoại hạng Anh sớm nhất, chính xác nhất hiện nay.